• Trang chủ
  • Thầy cô và mái trường
  • HỌC THẦY – HỌC BẠN: Cảm nhận của em về tâm trạng, nỗi niềm của nhân vật Xuý Vân qua trích đoạn “Xuý Vân giả dại” (trích chèo Kim Nham)
494 lượt xem

HỌC THẦY – HỌC BẠN: Cảm nhận của em về tâm trạng, nỗi niềm của nhân vật Xuý Vân qua trích đoạn “Xuý Vân giả dại” (trích chèo Kim Nham)

CHUYÊN MỤC: HỌC THẦY – HỌC BẠN… 

Với mong muốn mỗi bài viết đăng trên website nhà trường là một kênh học tập gián tiếp cho các bạn học sinh, các cô giáo tổ Ngữ văn tiếp tục giới thiệu đến học sinh toàn trường một chuyên mục mới: HỌC THẦY – HỌC BẠN… Tại chuyên mục này các bạn có thể đọc những bài viết tâm đắc của thầy/cô hoặc của bạn bè cùng lớp, cùng khối nâng cao khả năng tự học bởi như Khổng Tử có nói thì “Ba người cùng đi, tất có một kẻ làm thầy ta được”.

Những bài viết tốt của các bạn học sinh trong giờ kiểm tra trên lớp hay về nhà sẽ được tuyển chọn và giới thiệu. Các em có thể đề cử bài văn hay tại lớp mình về địa chỉ hòm thư của cô giáo Đỗ Thị Thu Hằng – tổ trưởng tổ Ngữ văn (This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)

*        *

*

Bài viết số 1:

Cảm nhận của em về tâm trạng, nỗi niềm của nhân vật Xuý Vân qua trích đoạn “Xuý Vân giả dại” (trích chèo Kim Nham)

Bài làm

          Cảm hứng than thân đã trở thành dòng chảy xuyên suốt văn học Việt Nam từ ca dao đến các sáng tác của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương
  “Đau đớn thay phận đàn bà
Kiếp sinh ra thế biết là về đâu”
Trong lĩnh vực sân khấu dân gian cũng có , đặc biệt là chèo, không thể không kể đến vở chèo “Kim Nham” với trích đoạn nổi tiếng : “ Xúy Vân giả dại”, chính đoạn trích này đã đánh dấu tên  tuổi cho những nghệ sĩ gạo cội ngày nay khi thủ vai Xúy Vân , bởi đây là nhân vật có diễ biến tâm trạng khó đoán , phức tạp .
Vở chèo Kim Nham kể về câu chuyện hôn nhân của Kim Nham và Xúy Vân , một người thì chuyên tâm học hành , còn một người thì khao khát được yêu thương . Sự bất đồng tư tưởng đã dẫn đến bi kịch tình yêu giữa hai người. Đoạn trích :’ Xúy Vân giả dại” tái hiện cảnh Xúy Vân giả điên mong thoát khỏi Kim Nham, ẩn chứa trong đó là nỗi niềm tâm sự đầy nước mắt của người phụ nữ thiếu vắng tình yêu :
“Đau thiết thiệt van
Than cùng bà Nguyệt
Đánh cho lê liệt
Chết mệt con đồng”
Đầu tiên là lời than vãn với bà Nguyệt về sự bất thành, thất bại trong tình yêu. Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, không như mình muốn Xúy Vân trách ông tơ bà Nguyệt đã se duyên nhầm lối. Lúc này nàng hoàn toàn tỉnh táo nhưng lại chìm trong nỗi tuyệt vọng. Trong lời than u buồn sầu uất ấy, Xúy Vân bỗng hét lên :
“Bắt đò sang sông
Bớ đò, bớ đò
Tôi kêu đò, đò nọ không thưa
Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò”
Xúy Vân cô đơn hiu quạnh như người muốn sang sông nhưng không thấy đò. Hình ảnh con đò là hình ảnh ân dụ cho Kim Nham , chàng đã để nỡ chuyến, để nàng phải chờ đợi.Trong ca dao ta cũng bắt gặp hình ảnh con đò:
“Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa”
Tiếng hét của Xúy Vân xé tan không gian tĩnh lặng như một lời trách mắng Kim Nham. Hình ảnh so sánh tăng tiến “ càng…..càng” là nỗi niềm của Xúy Vân khi cảm thấy tuổi thanh xuân của mình như đang bị bóp nghẹt gò bó bởi hôn nhân không tình yêu.
“Nên tôi phải lụy đò,
Cách con sông nên tôi phải lụy đò
Bởi ông trời tối, phải lụy cô bán hàng
Chả nên gia thất thì về
Ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười”
Điệp từ “lụy” tạo ra xúc cảm trầm buồn, bi ai. Từ tiếng hét trách móc nàng đã bật thành giọt nước mắt hờn tủi. Sau đó Xúy Vân đưa ra lời đe dọa thách thức thật táo bạo, với thái độ bất cần nàng cảnh báo Kim Nham về sự ra đi của mình. Diễn biến tâm trạng của Xúy Vân thật thật giả giả, hết khóc lại cười
“ Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười
Tôi không trăng gió, lại gặp người gió trăng
Gió trăng thời mặc gió trăng
Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên”
Hình ảnh Xúy Vân chắp tay lạy như một lời kêu gọi lòng đồng cảm từ cộng đồng , xã hội với mong muốn mọi người hiểu cho mình. Đời sẽ dịu hơn biết mấy khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau tất cả là minh chứng cho tấm lòng trong sạch
“Tôi không trăng gió, lại gặp người gió trăng”
Với thủ pháp đối lập nàng khẳng định mình không lăng nhăng chỉ do Kim Nham quá lạnh nhạt nên cô mới phải đi tìm hạnh phúc mới. Xúy Vân tìm được tình yêu đích thực ở Trần Phương, mặc dù tình yêu ấy có phần bồng bột, hành động theo bản năng, nhưng đây là ước mơ khát vọng được yêu thương mãnh liệt và cũng chính đáng của nàng. Còn nhớ hình ảnh chàng Đăm Săn không chấp nhận cuộc hôn nhân giữa hai chị em Hơ nhị và hơ Bhị đã đi cầu hôn nữ thần mặt trời. Việc nàng không cam chịu số phận tự đi tìm đường giải thoát cho mình không sai nhưng đặt trong XHPK thì hành động của Xúy Vân lại bị lên án
“ Phụ Kim Nham say đắm Trần Phương
Nên đến nỗi điên cuồng dồ dại”
Mặc dù chìm trong cơn mê nhưng nàng vẫn tự ý thức được sai trái của mình.
“ Con gà rừng ăn lẫn với công
Đắng cay chẳng có chịu được , ức !
Mà để láng giềng ai hay?”
Giữa hình ảnh con gà và con công ta sẽ thấy sự khác biệt về giống loài, tính chất. Vậy mà con gà rừng vẫn phải gắn liền với con công, thể hiện một nghịch lí xã hội, sự bất công mà Xúy Vân phải chịu đựng:
“Bông bông dắt, bông bông díu
Xa xa lắc, xa xa líu”
Cho ta cảm nhận về một sự ràng buộc mâu thuẫn, không thể dung hòa giữa đạo đức con người và tình yêu đích thực.
“ Láng giềng ai hay , ức bởi xuân huyên”
”Ức bởi xuân huyên” thể hiện sự trách giận với chính bố mẹ nàng đã đẩy nàng vào tình cảnh giở khóc giở cười này. Câu hỏi thê lương không lời đáp:” Láng giềng ai hay?” càng khiến thân phận Xúy Vân đáng thương hơn nhiều.
“Chờ cho bông lúa chín vàng
Để anh đi gặt để nàng mang cơm”
Đậm chất đồng quê, đây là ước mơ khát vọng bình dị được sum vầy êm ấm, hạnh phúc trong cảnh đời thường, đó cũng là định hướng trong tương lai của nàng
“ Rủ nhau lên núi Thiên Thai
Thấy hai con quạ đang ăn xoài trên cây”
Hình ảnh con quạ đang ăn xoài trên cây là hình ảnh rất đẹp, có gì đó gần gũi khăng khít, không thể tách rời. Việc rủ nhau lên núi Thiên thai là ước nguyện của Xúy Vân được cùng Trần Phương có một cuộc sống xa lánh phàm tục, có một cuộc sống chỉ có hai người
“Than ôi!
Tôi thương nhân ngãi tôi nhớ nhân tình

Đêm năm canh tôi thức cả vừa năm
Than rằng nhân ngãi cựu tình tôi đâu
Con cá rô nằm vũng chân trâu
Để cho năm bảy cái cần câu châu vào”
Đây là nỗi niềm tâm trạng của con gái khi bị tình yêu tuột khỏi tầm tay, chăn trở bao đêm vì thiếu vắng hạnh phúc. Nàng tự ví mình như con cá rô nhỏ bé nằm vũng chân trâu, để cho năm bảy cái cần câu châu vào. Một phép so sánh phóng đại, mở ra một không gian nhỏ bé gò bó, bị chèn ép. ở đây có sự gặp gỡ với ca dao than thân, khi con người thường ví mình như những con vật nhỏ bé đáng thương để than trách cho số phận . Xúy Vân như con cá rô bơ vơ vô định không biết đi đâu về đâu để bị cạm bẫy của cuộc đời trói buộc, rồi lại phải chịu bao điều oan trái. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có nói 1 câu quả không sai: “ Cuộc đời sắm ra cái sự yêu thương nhức nhối này, làm tình làm tội biết bao thân phận con người”. Phụ nữ khi xưa là nạn nhân của các hủ tục trong XHPK như: “ trong nam khinh nữ, luật tam tòng….” . Chính những tư tưởng hà khắc này cũng đã dẫn đến tình huống chớ chêu của nàng Thị Kính trong vở: “ Quan âm Thị Kính” đó là mang một nỗi oan giết chồng.
“ Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây
Ở trong đình có cái khua cái nhôi
Ở trong cái nón có cái kèo, cái cột
Ở dưới sông có cái phố bán bát
Lên trên biển ta đốn gỗ làm nhà
Con vâm kia ấp trứng ba ba
Cưỡi con gà mà đi đánh giặc:”
Phần cuối là lỗi hát ngược của Xúy Vân, những sự vật hiện tượng được hiên lên một cách ngược đời. Hình ảnh Xúy Vân đầu tóc rối bời, đôi mắt ngây dại khiến chúng ta chạnh lòng.Những thứ nghịch lý ngang trái đó thể hiện cuộc đời Xúy Vân chỉ toàn những bất hạnh khổ đau. Ở đây cũng có nét tương đồng với ca dao hài hước châm biếm. Phê phán nhưng cũng nói nên khát vọng được yêu thương, được hạnh phúc là chính đáng, đó là ước muốn muôn thuở của con người, không lửa nóng tro tàn nào hủy diệt nổi,
Ngày nay tư tưởng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” không còn phổ biến trong đời sống xã hội nhưng đâu đó vẫn có những người con gái không đến được với hạnh phúc đích thực của cuộc đời mình. Mong rằng sẽ không có những Xuý Vân giả dại trong cuộc đời này!

Học sinh Bùi Thanh Hiền Do2 (2015 – 2018)

Tuyển sinh trường PTLC Đào Duy Từ năm học 2021-2022